Cây Nhàu, còn gọi là cây Ngao hay Nhàu núi, Giàu… Cây Nhàu cao chừng từ 6 – 8m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở những nơi ẩm thấp hay dọc bờ sông suối. Cây có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, nhọn ở đầu. Quả nhàu hình trứng, dài khoảng 5 – 7cm, mặt ngoài xù xì, khi non có màu xanh lục, khi chín chuyển màu trắng hồng. Bên trong quả là thịt mềm, trắng và thơm, nhân cứng. Cây nhàu mọc hoang ở Đông Nam Á và vùng Tây Ấn. Ở nước ta, cây nhàu phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung như Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng Trị,… hoặc các tỉnh miền Nam như An Giang, Bình Dương,… Hiện ở miền Bắc có nhiều nơi trồng cây nhàu như Thái Bình, Hà Nội,…
Mời xem chi tiết ở đây
Từ cây nhàu, con người có thể khai thác nhiều bộ phận để làm thuốc như vỏ cây, rễ, lá, quả. Hầu hết các bộ phận của cây nhàu đều dùng tươi, trừ rễ hoặc quả có thể sấy khô để dùng dần.
Rễ, vỏ và quả nhàu chứa các chất: Proxeronine, polysaccharide, anthraquinone, coumarin, sterol, damnacanthal, alkaloids, rutin,… Bên cạnh đó, quả nhàu còn chứa tinh bột, chất xơ, vitamin A, B1, B6, B12, C,… cùng một số loại khoáng chất như canxi, kali, natri, selen, sắt,…
BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT
Tác động cột sống chữa bệnh