Hiện có tới 40-70% số bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản tái phát bệnh sau ngừng thuốc. Đây thực sự là thách thức lớn với cả các bác sỹ điều trị và người bệnh. Vì vậy việc kết hợp nhiều phương pháp điều trị từ chế độ ăn, thay đổi lối sống đến các phương pháp hỗ trợ điều trị sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
Nếu không được điều trị kịp thời bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm, loét thực quản, hẹp thực quản, Barrett thực quản (tiền ung thư thực quản), ung thư thực quản.
Trào ngược dạ dày – thực quản kiêng ăn gì?
Để kiểm soát các triệu chứng của chứng trào ngược dạ dày – thực quản, người bệnh hãy loại bỏ các thực phẩm sau khỏi chế độ ăn uống của mình:
- Thực phẩm giàu chất béo
Thực phẩm chiên và béo có thể khiến cơ thắt dưới thực quản giãn ra, cho phép nhiều axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Những thực phẩm này cũng làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày.
- Cà chua và trái cây họ cam quýt
Trái cây và rau quả rất quan trọng trong một chế độ ăn uống lành mạnh. Nhưng một số loại trái cây có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng GERD, đặc biệt là trái cây có tính axit cao.
Nếu bạn thường xuyên bị trào ngược axit, bạn nên giảm hoặc loại bỏ lượng thức ăn có chứa cam, bưởi, chanh, cà chua…
- Thực phẩm và gia vị cay nóng
Những loại thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt… có khả năng làm nặng thêm tình trạng viêm loét dạ dày và đau dạ dày.
Ngoài ra nhóm thực phẩm này còn có khả năng làm tăng co thắt cơ thực quản dưới. Từ đó làm cản trở quá trình điều trị trào ngược dạ dày và tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng (ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, nóng rát thượng vị…).
4 – Socola: Chất methylxanthines có trong socola sẽ làm suy yếu sức căng khi nghỉ ngơi của cơ vòng thực quản. Do đó gây ra trào ngược dạ dày.
5– Cà phê: Ở liều lượng cao, cà phê có tác động tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta, đặc biệt với bệnh đái tháo đường, tim mạch và chứng lo âu. Nó cũng là nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng vì nó tác động mạnh lên màng nhầy và làm giãn cơ vòng thực quản. Ở văn phòng hoặc ở nhà, tránh uống quá nhiều cà phê để bảo vệ dạ dày của bạn.
6– Sữa: thúc đẩy quá trình tiết dịch vị và do đó làm tăng nguy cơ trào ngược axit.
7 – Pho mát: Những người có vấn đề về tiêu hóa nên hạn chế các loại phomát. Do quá trình lên men, các loại pho mát có thể góp phần gây ra chứng ợ nóng.
8– Nước ngọt có ga: Các loại soda hoặc nước ngọt có ga là loại đồ uống rất hấp dẫn. Tuy nhiên chúng rất không tốt cho dạ dày vì làm tăng nguy cơ đầy hơi, thậm chí cũng cũng gây nguy hiểm cho cơ vòng thực quản và gây trào ngược dạ dày.
BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT
Những điều cần biết về vi khuẩn HP
Polyp đại tràng và cách điều trị